Học bổng - cách trao hơn của trao

September 16, 2014
Đã hai năm rồi tôi được đi cùng học sinh nhận học bổng Vallet tại nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh. Năm nào cũng vậy, bước chân vào nhà hát thành phố thì không khí học thuật lại trỗi dậy.
Từ cách xếp hàng, cách viết thư mời có ghi sẵn số ghế, cách hướng dẫn của tình nguyện viên, cách biểu diễn âm nhạc đến cách phát biểu của những người có trách nhiệm trao học bổng đều toát lên một vẻ lịch lãm, quý phái và đầy chất nhân văn tinh tế.
Học bổng - cách trao hơn của trao

Hãy nghe cái cách mà ngài Odon Vallet nói về học bổng của mình: "Xin các em đừng cảm ơn tôi mà hãy cảm ơn cha mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng các em nên người, hãy cảm ơn thầy cô vì đã dạy dỗ các em xuất sắc, và các bậc cha mẹ hãy tự hào vì có những đứa con làm niềm tin cho dân tộc". Cái cách nói sao mà đơn giản và nhẹ nhàng nhưng đậm chất nhân văn đến vậy. Cho tiền mà còn nghĩ đến việc trượt giá để làm sao cho các em sử dụng được thì cái cách cho ấy thật khó ai tỉ mỉ hơn.
Năm nào ban tổ chức cũng chọn nhà hát lớn để trao học bổng và chọn 01 dàn nhạc dân tộc để trình diễn, toàn bộ các bài hát đều là âm nhạc dân tộc và hòa tấu. Tất cả nhạc công đều mặc áo dài, màu sắc đẹp. Cả nhà hát được đắm chìm trong sự tôn vinh trí tuệ, trong tình thương yêu, trong lòng cống hiến cho tổ quốc cho dân tộc. Không hề lên gân, không hề kêu gọi vậy mà lòng tôn trọng lại dâng trào. Điều đó ảnh hưởng đến tình yêu nước không gì sánh bằng.
Vị cha mẹ học sinh đi cùng tôi gợi một ý: "Tôi không hiểu người ta làm thế nào mà phát học bổng gần 14 tỉ đồng cho 2200 người trong vài tiếng đồng hồ mà không hề có bất kì một sự nhầm lẫn nào về tên người hay thất thoát số tiền. Tất cả những tình nguyện viên đều đi nhẹ, nói khẽ, và mỉm cười. Quả là của cho không bằng cách cho".
Thầy giáo Huỳnh Vũ Lam
Đã có 0 lời bình luận cho chủ đề Học bổng - cách trao hơn của trao. Trang web dophuquy.com rất hoan nghênh đón nhận những lời bình luận mang tính xây dựng từ độc giả.
 
Di chuyển lên trên cùng



Bình luận bài viết